Tổng quan tính năng quản lý hợp đồng vay cầm đồ
Tính năng Cầm đồ dùng để làm gì? Sử dụng tính năng Cầm đồ như thế nào? Trang tính năng quản lý hợp đồng vay cầm đồ giúp bạn quản lý những thông tin gì? Có các chức năng nào trong trang quản lý hợp đồng vay cầm đồ này? Và những lưu ý khi sử dụng?
Tính năng Cầm đồ dùng để làm gì?
Tính năng cầm đồ dùng để quản lý tất cả các hợp đồng vay lãi với hình thức thức vay cầm đồ (thế chấp). Tài sản dùng để thế chấp là các tài sản có giá trị như: điện thoại, xe máy, ô tô....
Sử dụng tính năng Cầm đồ như thế nào?
Trong menu tính năng nằm bên trái, chọn Cầm đồ. Trang tính năng cầm đồ bao gồm các chức năng và bảng dữ liệu sẽ xuất hiện.Bạn có thể dễ dàng quản lý thông tin các hợp đồng vay cầm đồ và thực hiện các chức năng như: đóng lãi, tất toán, vay thêm, trả bớt....tại đây.
Trang tính năng quản lý hợp đồng vay Cầm đồ giúp bạn quản lý những thông tin gì?
Bảng dữ liệu
- Mã hợp đồng: bạn có thể click vào mã hợp đồng để xem thông tin chi tiết của hợp đồng đó.
- Tên khách hàng: click vào tên khách hàng để xem thông tin chi tiết về khách hàng vay.
- Tài sản cầm: tên tài sản khách hàng dùng để vay thế chấp. Lưu ý: tài sản thế chấp được quản lý trong tính năng Quản lý tài sản
- Thời gian: bao gồm ngày tạo hợp đồng và ngày tất toán hợp đồng.
- Số tiền vay: là số tiền khách hàng vay (tiền gốc).
- Số tiền đã trả: tổng số tiền mà khách hàng đã thanh toán bao gồm tiền lãi + tiền trả bớt gốc(nếu có).
- Lãi đến hôm nay: tiền lãi khách hàng còn nợ tính đến ngày hôm nay.
- Trạng thái hợp đồng:
- Đủ lãi: là hợp đồng đang mở đến thời điểm hiện tại không nợ lãi
- Nợ lãi: là hợp đồng quá hạn trả lãi của kì
- Quá hạn: là hợp đồng quá thời gian nộp cả lãi và gốc
- Đóng: là hợp đồng đã kết thúc
Các chức năng bạn có thể thao tác:
- Tìm kiếm hợp đồng theo tên, sđt khách hàng, ngày tháng, trạng thái hợp đồng…
- Thêm mới, sửa, xóa hợp đồng
- Đóng lãi, tất toán hợp đồng
- Vay thêm, trả bớt gốc
- Gia hạn cho hợp đồng
- Nhắn tin, gửi email cho khách hàng để nhắc nợ
- In hợp đồng, xuất excel danh sách hợp đồng
- Chuyển đổi tình trạng nợ sang nợ xấu hoặc nợ rủi ro bằng cách click vào trạng thái của hợp đồng