Blog

  • Trang chủ
  • Blog
  • Hợp đồng cầm cố tài sản là gì? Cách viết hợp đồng chuẩn nhất

Hợp đồng cầm cố tài sản là gì? Cách viết hợp đồng chuẩn nhất

Hợp đồng cầm cố tài sản như thế nào mới chuẩn so với quy định pháp luật hiện nay? Bài viết dưới đây Morman sẽ cung cấp đến bạn những nội dung liên quan đến hợp đồng cầm cố. Theo dõi ngay nhé!

Hợp đồng cầm cố tài sản chuẩn quy định pháp luật

Hợp đồng cầm cố tài sản là gì?

Hợp đồng cầm cố tài sản là loại hợp đồng ghi nhận sự thỏa thuận giữa bên cầm cố và bên nhận cầm cố. Bên cầm cố giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên nhận cầm cố làm tài sản đảm bảo cho vay.

Trong trường hợp bên vay không trả nợ đúng hạn mà vi phạm các điều khoản trong hợp đồng cầm cố thì bên cho vay sẽ có quyền sở hữu đối với tài sản cầm cố đó.

>>> XEM THÊM: Hợp đồng cầm xe máy là gì? Điều cần biết khi làm hợp đồng

Cách viết hợp đồng cầm cố tài sản chi tiết

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách viết hợp đồng cầm cố:

Thông tin bên vay và cho vay

Khi làm hợp đồng cầm cố tài sản, bên vay cần điền chính xác các thông tin trong hợp đồng bao gồm: Các thông tin có trên CCCD (họ tên, ngày tháng năm sinh, số CCCD, ngày cấp, nơi cấp…).

Bên cho vay cung cấp chính xác các thông tin như: tên, địa chỉ, mã số thuế, số fax, thông tin người đại diện theo pháp luật…

Thông tin tài sản cầm cố

Thông tin về tài sản cầm cố phải được ghi nhận chính xác về đặc điểm, thuộc tính của tài sản, bao gồm các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản đó. Ví dụ tài sản cầm cố là xe máy thì phải ghi rõ thông tin về biển số xe, màu xe, số khung, số máy…

Quy định về hợp đồng cầm cố tài sản

Một số quy định về hợp đồng cầm cố tài sản như:

Chủ thể và đối tượng của hợp đồng

Chủ thể của hợp đồng cầm đồ bao gồm bên cầm cố và bên nhận cầm cố.

Tài sản cầm cố theo quy định tại Điều 105 BLDS 2015, tài sản được hiểu là

“1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản

2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”.

Hiệu lực cầm cố tài sản

Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực ngay từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp hai bên thỏa thuận một thời điểm khác, có thể trước hoặc sau khi ký hợp đồng hoặc luật có quy định khác. Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm đồ nắm giữ tài sản cầm cố.

Đối với tài sản cầm cố là bất động sản, hiệu lực đối kháng với người thứ ba có kể từ thời điểm đăng ký.

Quyền và nghĩa vụ bên cầm cố

Bên cầm cố tài sản phải thực hiện quyền và nghĩa vụ như sau:

Quyền của bên cầm cố

Theo quy định tại Điều 314.3 BLDS 2015, bên cầm cố có các quyền sau:

  • Nhận lợi ích từ bên nhận tài sản cầm cố là khoản vay có lãi trong thời hạn nhất định.

  • Yêu cầu bên nhận tài sản cầm cố trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan (nếu có) khi nghĩa vụ được đảm bảo bằng tài sản cầm cố chấm dứt (nếu có).

  • Yêu cầu bên nhận cầm cố chấm dứt việc sử dụng tài sản cầm cố trong trường hợp nhận thấy việc sử dụng này khiến tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất hoặc giảm sút giá trị.

  • Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố trong thời hạn của hợp đồng.

  • Được bán, thay thế, tặng tài sản cầm cố nếu bên nhận cầm cố đồng ý.

Nghĩa vụ của bên cầm cố

Bên cầm cố phải đảm bảo thực hiện nghĩa vụ như sau:

  • Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố.

  • Chi trả gốc và lãi cho khoản vay đúng thời hạn trong hợp đồng thỏa thuận.

  • Thanh toán chi phí hợp lý để bảo quản tài sản (nếu có).

Quyền và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố

Bên nhận cầm cố cần phải đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ như sau:

Quyền của bên nhận cầm cố

Bên nhận cầm cố được các quyền như:

  • Quyền giữ tài sản: Bên cho vay có quyền giữ tài sản của người cầm đồ cho đến khi khoản vay được trả đủ.

  • Quyền nhận lợi tức: Nếu bên vay không trả nợ đúng hạn, thì bên nhận cầm đồ có quyền tiếp nhận lợi tức từ tài sản cầm cố để bù đắp cho khoản vay.

  • Quyền bán tài sản cầm đồ: Nếu bên cầm đồ không trả nợ, bên nhận cầm đồ có quyền bán tài sản cầm cố để thu hồi khoản vay. Tuy nhiên, trước khi bán, bên nhận cầm đồ phải thông báo cho người cầm đồ về việc này và đợi một khoảng thời gian nhất định.

Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố

Bên nhận cầm cố cần thực hiện nghĩa vụ như:

  • Bảo quản tài sản: Bên nhận cầm đồ có nghĩa vụ bảo quản tài sản cho bên cầm đồ để tránh tình trạng mất mát, hư hại. Nếu trong thời hạn hợp đồng tài sản cầm cố bị mất mát, hư hại do lỗi bảo quản của bên nhận cầm đồ thì bên nhận sẽ phải bồi thường.

  • Trả lại tài sản: Bên nhận cầm đồ phải trả lại tài sản cầm cố đầy đủ và không bị hư hại sau khi bên cầm đồ tất toán các khoản vay.

  • Thông báo đầy đủ thông tin: Bên nhận cầm cố phải thông báo cho người cầm đồ đầy đủ thông tin về nội dung của hợp đồng cầm đồ, bao gồm: tiền lãi và chi phí liên quan đến việc cầm đồ.

  • Bảo mật thông tin: Bên nhận cầm đồ phải bảo mật mọi thông tin cá nhân và thông tin giao dịch (của bên vay và cho vay) trong và sau khi cầm đồ.

Trên đây là những thông tin cần có trong hợp đồng cầm cố tài sản.

>>> Tìm hiểu thêm: Rủi ro hợp đồng vay vốn là gì? Giải pháp quản lý hợp đồng hiệu quả

Morman tạo và quản lý hợp đồng cầm đồ chính xác

Morman tự tin là phần mềm quản lý cầm đồ, cho vay, bát họ hàng đầu tại Việt Nam. Sở hữu những tính năng thông minh, tiện ích giúp bạn quản lý toàn diện cửa hàng cầm đồ như:

  • Quản lý hợp đồng cầm đồ, tín chấp, góp họ và huy động vốn.

  • Quản lý mua bán.

  • Quản lý tài sản cầm cố.

  • Quản lý khách hàng/ nhân viên.

  • Quản lý đa cửa hàng/ kho.

  • Quản lý thu chi/ quỹ tiền/ nguồn vốn.

  • Thống kê, báo cáo.

Trong đó, tính năng quản lý các loại hợp đồng cầm đồ, tín chấp, họ góp của Morman sẽ giúp chủ cửa hàng quản lý hợp đồng chính xác nhất.

Quản lý hợp đồng chính xác

Lợi ích khi sử dụng Morman quản lý hợp đồng cầm đồ đó là:

- Tiết kiệm thời gian, công sức cho ghi chép, giảm thiểu tối đa sai sót.

- Tạo sẵn các mẫu hợp đồng vay chuẩn theo quy định pháp luật. Tùy nhu cầu và mục đích sử dụng, người dùng có thể chỉnh sửa hoặc thêm mới mẫu hợp đồng.

- Dễ dàng tìm kiếm hợp đồng, chỉ cần nhập tên hoặc số điện thoại của khách, toàn bộ thông tin trong hợp đồng vay của khách đó sẽ được hiển thị rõ ràng trên màn hình.

- Quản lý chính xác thông tin khách hàng, theo dõi tình trạng nợ của khách vay dễ dàng.

- Tự động thông báo khi có hợp đồng đến hạn đóng lãi hay tất toán. Giúp bạn biết được những hợp đồng nào hôm nay, ngày mai, tuần này, tháng này đến hạn thu nợ.

- Thống kê và quản lý từng khoản thu, khoản chi cho các hợp đồng cầm đồ và chi phí phát sinh ngoài lề của của cửa hàng. Giúp bạn quản lý thu chi chính xác, hạn chế xảy ra thất thoát tiền bạc.

- Đối với các tài sản cầm cố liên quan đến hợp đồng cầm đồ (xe máy, ô tô, điện thoại…). Phần mềm quản lý chặt chẽ, chính xác các thông tin như: loại xe, biển số, số khung, IMEI…

Với những tính năng ưu việt mà Morman mang lại sẽ giúp bạn thuận lợi hơn trong việc quản lý kinh doanh cầm đồ, hay những dịch vụ khác như cho vay trả góp, tín chấp, bát họ. Giúp bạn quản lý cửa hàng cầm đồ toàn diện và hiệu quả nhất.

Liên hệ ngay đến hotline: 090 328 5356 . Đội ngũ tư vấn viên giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, chu đáo của chúng tôi sẽ giúp bạn có được giải pháp quản lý kinh doanh cầm đồ phù hợp và tối ưu nhất cho cửa hàng, doanh nghiệp mình.

Để kinh doanh cầm đồ hiệu quả thì việc quản lý hợp đồng cầm cố tài sản là rất quan trọng. Quản lý hợp đồng cầm cố chính xác, khoa học sẽ giúp bạn tránh được những rủi ro về tài sản, tiền bạc, thậm chí là những tranh chấp có thể xảy ra. Sử dụng phần mềm quản lý cầm đồ Morman sẽ giúp bạn kinh doanh suôn sẻ hơn. Hãy đăng ký DÙNG THỬ MIỄN PHÍ Morman ngay nhé!

Đăng ký phần mềm Morman ngay!