Blog

Nợ xấu có vay tín chấp được không?

“Nợ xấu có vay tín chấp được không?” là vấn đề mà nhiều người mới bắt đầu tìm hiểu về tín dụng quan tâm và muốn tìm hiểu. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc vấn đề này. Tìm hiểu ngay nhé!

nợ xấu có vay tín chấp được không

Các trường hợp nợ xấu

Nợ xấu hay còn gọi là nợ khó đòi là các khoản nợ dưới chuẩn, thời gian trả nợ quá thời hạn quy định và bị nghi ngờ về khả năng thanh toán nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của người cho vay.

Đây là các khoản nợ mà bên đi vay (có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp) không thể chi trả cho bên cho vay khi đến kỳ hạn thanh toán đã cam kết trong hợp đồng tín dụng.

phân loại nợ xấu

Các khoản nợ vay tín chấp được phân thành 5 loại bao gồm:

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn)

Nợ đủ tiêu chuẩn là các khoản nợ quá hạn từ 1 đến dưới 10 ngày.

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý)

Nợ cần chú ý là các khoản nợ quá hạn từ 10 đến dưới 90 ngày.

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn)

Nợ dưới tiêu chuẩn là các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày.

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ)

Nợ nghi ngờ là các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày.

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)

Nhóm 5 là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.

Người có nợ xấu tức là những người thuộc nhóm nợ từ 3, 4, 5. Vậy, nợ xấu có vay tín chấp được không? Hãy cùng chúng tôi tiếp tục tìm hiểu ở phần tiếp theo nhé.

>>> XEM THÊM: Trả góp và các khái niệm liên quan đến trả góp

Nợ xấu có vay tín chấp được không?

Trong vay tín chấp, lịch sử tín dụng được xem là yếu tố vô cùng quan trọng để đánh giá mức độ uy tín của người vay. Đây cũng là điều kiện để xét duyệt hồ sơ có đủ điều kiện vay vốn tín chấp hay không. Bởi, vay tín chấp không yêu cầu người vay cần có tài sản thế chấp mà chỉ dựa vào sự uy tín của chính người vay.

Nợ xấu có vay tín chấp được không

Vậy, những người thuộc nhóm nợ xấu có vay tín chấp được không?

Trường hợp thuộc nhóm 1

Nếu bạn thuộc nhóm 1 thì bạn vẫn có khả năng xin vay tiếp và khả năng phê duyệt khoản vay tiếp theo cao sẽ hơn so với các nhóm còn lại. Tuy nhiên, bạn những điều kiện cho vay sẽ khắt khe hơn so với những người không vướng nợ xấu.

Trường hợp thuộc nhóm 2

Nếu tình trạng nợ của bạn thuộc nhóm 2 thì sẽ phải căn cứ vào mức độ trả quá hạn của khách hàng có thường xuyên hay không. Nếu tình trạng thanh toán khoản vay chậm diễn ra liên tục thì sẽ đánh giá là khả năng thanh toán không tốt, khả năng được vay tín chấp lần sau sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

Nợ xấu thuộc nhóm 3,4 và 5

Nếu bạn đã thuộc nhóm nợ xấu 3,4,5 thì khả năng cao là các ngân hàng sẽ không cho bạn vay vốn nữa. Vì những khách hàng thuộc nhóm này có quá nhiều rủi ro, được đánh giá rằng rất khó có khả năng trả được nợ.

Thậm chí, ngay cả khi bạn chọn vay thế chấp tài sản (thay vì vay tín chấp) thì vẫn rất khó cho ngân hàng trong việc thẩm định giá trị tài sản hay những thủ tục khác. Bạn sẽ phải đợi đến 02 năm, tình trạng của bạn trong hệ thống mới trở lại bình thường và được xét duyệt vay vốn.

Một số lời khuyên khi vướng vào nợ xấu

khi mắc nợ xấu nên làm gì

Dưới đây là một số lời khuyên cho những khách hàng vướng vào nợ xấu:

1. Trước khi đi vay tín chấp, khách hàng nên tự đánh giá khả năng và phương án trả nợ dựa vào tình hình xoay sở thực tế của mình. Việc này sẽ giúp bạn tránh rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán khi chẳng may có biến cố bất ngờ xảy ra.

2. Bạn cần lên kế hoạch sử dụng vốn vay hiệu quả khi nhận được vốn vay. Việc này nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như giúp bạn có kế hoạch tiêu dùng thông minh và phù hợp nhất. Cách tốt nhất mà bạn có thể thực hiện việc này chính là kiểm soát lịch sử tín dụng của bản thân, lưu ý thật kỹ để tránh vướng vào tình trạng nợ xấu hay tín dụng xấu.

3. Bạn cần nâng cao ý thức trong vấn đề sử dụng vốn vay và thời gian trả nợ đúng hạn. Vì một khi bạn đóng nợ trễ, khoản nợ của bạn sẽ bị xếp vào nợ quá hạn.

Trên đây là câu trả lời chi tiết cho câu hỏi: “Nợ xấu có vay tín chấp được không?” Hy vọng nội dung bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về vấn đề này.