Mở tiệm cầm đồ cần bao nhiêu vốn?
Mở tiệm cầm đồ cần bao nhiêu vốn là câu hỏi thường gặp của những người mới bắt đầu kinh doanh cầm đồ. Để kinh doanh cầm đồ thành công, chủ kinh doanh cần có một nguồn vốn đủ lớn, phục vụ cho việc xoay vòng vốn trong quá trình kinh doanh. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin giải đáp về vấn đề vốn mở tiệm cầm đồ. Tìm hiểu ngay nhé!
Mở tiệm cầm đồ có lợi không?
Nhiều người muốn tìm hiểu kinh doanh cầm đồ có lợi không thì câu trả lời là có, nhưng đó là nếu bạn biết cách quản lý và kinh doanh hiệu quả. Một số lợi ích từ việc kinh doanh dịch vụ này bao gồm:
Thị trường kinh doanh rộng
Bạn có thể mở tiệm kinh doanh cầm đồ ở hầu hết các khu vực có đông dân cư.
Chi phí hoạt động thấp
So với các loại hình kinh doanh khác thì mở một tiệm cầm đồ có thể có chi phí hoạt động thấp hơn, nếu bạn chọn một địa điểm thuận tiện và tiết kiệm chi phí.
Lợi nhuận cao
Một trong những lý do khiến nhiều người muốn kinh doanh cầm đồ đó là vì lợi nhuận thu về từ công việc này khá hấp dẫn.
Không phải ngẫu nhiên mà người ta nói rằng: kinh doanh tiệm cầm đồ là một vốn bốn lời. Thực tế, nhà kinh doanh cầm đồ sẽ có thu nhập từ việc đưa ra mức lãi suất và nhận tiền lãi định kỳ dựa vào số tiền cầm cố tài sản của người đi vay.
Lấy một ví dụ cụ thể đó là, giả sử bạn có khách hàng cầm một chiếc xe máy với giá 10 triệu với lãi suất là 10%/tháng thì trung bình một tháng bạn sẽ thu được 1 triệu tiền lãi. Nếu thời gian cầm cố lâu thì số tiền đóng lãi sẽ càng lớn. Chỉ sau 10 tháng nếu khách chưa có đủ tiền để chuộc tài sản về bạn sẽ thu về tổng tiền lãi bằng với số tiền gốc cầm ban đầu. Như vậy, chủ kinh doanh sẽ thu về 1 triệu/1 tháng hoặc 10 triệu/ 10 tháng với 1 khách cầm cố.
Giả sử, một tháng có 5 khách hàng như vậy thì chủ tiệm cầm đồ sẽ thu về 5 triệu đồng trong khi tiền vốn mình vẫn giữ được. Mức lợi nhuận hấp dẫn này khiến nhiều người quyết định lựa chọn kinh doanh cầm đồ.
Đa dạng sản phẩm
Kinh doanh cầm đồ là một thị trường đặc biệt, người đi vay có thể cầm cố nhiều loại tài sản khác nhau, từ vật dụng gia dụng đến đồ đạc và trang sức, cho phép bạn mở rộng thị trường và tăng doanh số.
Mở tiệm cầm đồ cần bao nhiêu vốn?
Để có thể mở một tiệm cầm đồ bạn cần chuẩn bị một số vốn khá lớn. Trước khi quyết định mở thì bạn cần xác định xem số vốn mình có thể bỏ ra để đầu tư cho việc kinh doanh này là bao nhiêu. Nếu bạn có một số vốn lớn và muốn mở một cửa hàng lớn thì số vốn mở tiệm cầm đồ có thể phải trên 200 triệu đồng.
Còn nếu bạn muốn mở tiệm cầm đồ nhỏ kinh doanh cầm đồ các mặt hàng như điện thoại, laptop thì số vốn khoảng 100 triệu là bạn có thể hoạt động kinh doanh được rồi. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải xác định rõ ràng không nên để tồn tiền vốn mà nên xoay vòng theo hệ thống.
Điều này có nghĩa là trong trường hợp đã quá hạn thanh toán hợp đồng cầm đồ mà khách không đến chuộc lại tài sản, chủ kinh doanh cần tiến hành thanh lý tài sản đó ngay để thu hồi vốn để tiếp tục xoay vòng và phục vụ cho mục đích kinh doanh khác.
Trên đây là một số thông tin giải đáp về mở tiệm cầm đồ cần bao nhiêu vốn. Ngoài ra, để kinh doanh cầm đồ hiệu quả thì việc sử dụng công cụ hỗ trợ là phương án được nhiều người lựa chọn.
>>> Có thể bạn quan tâm: Kinh doanh cầm đồ lãi suất bao nhiêu?
Sử dụng phần mềm quản lý cầm đồ để kinh doanh hiệu quả
Kinh doanh lĩnh vực này gặp khá nhiều rủi ro, nếu bạn không biết cách quản lý, kinh doanh hiệu quả thì cửa hàng của bạn sẽ đối mặt với thách thức rất lớn.
Để kinh doanh cầm đồ hiệu quả, việc sử dụng công cụ quản lý là điều cần thiết. Các công cụ hỗ trợ quản lý sẽ giúp chủ kinh doanh tiết kiệm thời gian, công sức, tối ưu công việc quản lý hiệu quả hơn rất nhiều.
Phần mềm quản lý cầm đồ MorMan là một trong số những giải pháp quản lý cầm đồ được nhiều chủ kinh doanh lựa chọn. Những tiện ích mà MorMan mang lại giúp chủ tiệm cầm đồ quản lý khoa học, chính xác có thể kể đến như:
Quản lý hợp đồng
Giúp bạn theo dõi, nắm được các thông tin cơ bản của khách hàng và hợp đồng vay cầm đồ như: ngày vay, số tiền vay, lãi suất, kỳ đóng lãi, hạn tất toán, tình trạng, trạng thái. Đồng thời cung cấp các chức năng khác bao gồm: Đóng lãi, thanh toán, tất toán, vay thêm, trả bớt gốc, gia hạn kỳ, tin nhắn, email…
Quản lý khách hàng
Lưu trữ thông tin chi tiết về khách hàng, giúp chủ kinh doanh có cái nhìn tổng quan về khách hàng. Từ lịch sử cho vay chủ cửa hàng sẽ biết khách hàng nào có nguy cơ phát sinh nợ xấu, nợ rủi ro…, biết khách hàng này đã có hợp đồng vay nào trong chuỗi cửa hàng của mình hay chưa để cân nhắc việc cho vay.
Quản lý tài sản
Giúp chủ tiệm cầm đồ theo dõi và kiểm soát toàn bộ tài sản cầm cố của cửa hàng. Quản lý được tất cả tình trạng của từng mặt hàng trong kho (đang cầm cố, cần thanh lý, thanh lý, đang cho thuê, sở hữu…). Bạn có thể thêm kho mới và thêm tài sản vào kho đó chỉ với một vài thao tác đơn giản.
Quản lý thu chi
Tính năng này giúp bạn tổng hợp và quản lý toàn bộ các khoản thu, chi trong hoạt động kinh doanh của cửa hàng. Từ những khoản thu, chi phát sinh từ hợp đồng cho đến những khoản thu, chi ngoài lề khác. Từ đó, bạn có thể dễ dàng theo dõi và đối soát khi cần thiết.
Quản lý nợ phải thu
Hệ thống sẽ tổng hợp, liệt kê và thông báo cho bạn biết có những hợp đồng nào đã đến kỳ phải đóng lãi, thanh toán hay đến hạn phải tất toán hợp đồng… Nhờ đó bạn sẽ không cần phải mất công ghi nhớ, cũng sẽ tránh được nhầm lẫn trong việc quản lý thu hồi nợ.
Quản lý nguồn vốn
Với tính năng Quản lý nguồn vốn, bạn có thể quản lý một cách khoa học số tiền vốn mà mình đã bỏ ra để đầu tư cho việc kinh doanh. Đồng thời, tính năng này còn giúp bạn quản lý số vốn mà các cổ đông khác góp vốn cùng với bạn.
Quản lý nhân viên
Giúp bạn theo dõi và kiểm soát hoạt động làm việc của toàn bộ nhân viên. Bạn có thể theo dõi tiến độ, thời hạn hoàn thành công việc của từng nhân viên. Để từ đó đưa đánh giá chính xác nhất về kết quả công việc nhân viên đã làm.
Hệ thống thống kê, báo cáo
Các phân hệ gồm Thống kê, Báo cáo sẽ tổng hợp và phân loại cho bạn các số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh của cửa hàng. Cụ thể:
Thống kê: Giúp bạn dễ dàng theo dõi các khoản thu, chi của cửa hàng, số tin nhắn/email nhắc nợ đã gửi, các hợp đồng đã bị xóa…
Báo cáo: chủ yếu dành cho nhân viên báo cáo cho chủ cửa hàng về các số liệu như: Báo cáo quỹ tiền mặt, lợi nhuận, dư nợ cho vay, dư nợ nhận vay, hợp đồng chờ duyệt và các giao dịch trong ngày…
Việc tách riêng thành 2 phân hệ riêng biệt này nhằm giúp cho chủ cửa hàng có thể theo dõi hoạt động cửa hàng mình đầy đủ, chính xác.
Bảo mật dữ liệu
Phần mềm sử dụng công nghệ điện toán đám mây, backup dữ liệu hằng ngày, luôn đảm bảo an toàn thông tin cho chủ kinh doanh và khách cầm đồ.
Các tính năng kể trên đều là những tính năng cần có ở một phần mềm quản lý cầm đồ tốt. Sử dụng phần mềm MorMan giúp việc quản lý, kinh doanh cầm đồ của bạn trở nên dễ dàng và hiệu quả.
Hy vọng những thông tin trong bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích giải đáp cho bạn về mở tiệm cầm đồ cần bao nhiêu vốn. Nếu bạn cần một giải pháp quản lý cầm đồ tối ưu, phù hợp nhất cho tiệm cầm đồ của mình thì liên hệ ngay cho chúng tôi theo số hotline: 090.328.5356 để được đội ngũ tư vấn viên của chúng tôi hỗ trợ tư vấn chi tiết, tận tình nhất.