Blog

  • Trang chủ
  • Blog
  • CHECKLIST 7 ĐIỂM CẦN LƯU Ý ĐỂ KINH DOANH DỊCH VỤ CẦM ĐỒ HIỆU QUẢ

CHECKLIST 7 ĐIỂM CẦN LƯU Ý ĐỂ KINH DOANH DỊCH VỤ CẦM ĐỒ HIỆU QUẢ

Kinh doanh dịch vụ cầm đồ đang có dấu hiệu “nở rộ”. Hiện nay, có rất nhiều cửa tiệm cầm đồ được mở ra. Tuy nhiên để kinh doanh dịch vụ cầm đồ thuận lợi và thành công thì có một số vấn đề các chủ kinh doanh cần lưu ý. Vấn đề đó là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây nhé!

7 Điểm cần lưu ý khi kinh doanh dịch vụ cầm đồ

7 Điểm cần lưu ý khi kinh doanh dịch vụ cầm đồ

Dưới đây là một số vấn đề bạn cần lưu ý để việc kinh doanh cầm đồ suôn sẻ, hiệu quả:

Thuê nhân viên làm việc tại tiệm cầm đồ

Vấn đề đầu tiên mà chủ kinh doanh dịch vụ cầm đồ cần lưu ý đó là việc thuê nhân viên làm việc. Theo quy định của pháp luật, cửa hàng cầm đồ chỉ được sử dụng nhân viên làm việc từ đủ 18 tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự, không nghiện ma túy. Không sử dụng người lao động đang trong thời gian bị điều tra, truy tố, xét xử, tạm hoãn phạt tù, án treo, cải tạo không giam giữ.

Bên cạnh đó, chủ kinh doanh cũng cần lưu ý lập danh sách người làm việc tại cửa hàng của mình và lưu trữ tại cửa hàng. Danh sách này sẽ bao gồm đầy đủ các thông tin cơ bản của nhân viên như: họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, số CMND, địa chỉ thường trú…

Cuối cùng, chủ cửa hàng cần có trách nhiệm tổ chức tập huấn về công tác để đảm bảo an ninh, trật tự cho nhân viên của mình theo đúng hướng dẫn của cơ quan công an (nếu có).

Thuê nhân viên làm việc tại tiệm cầm đồ

Kiểm tra thông tin khách hàng và quản lý khoa học

Việc lưu ý thứ 2 mà người kinh doanh dịch vụ cầm đồ cần lưu ý đó là cần kiểm tra giấy tờ tùy thân của khách hàng mang tài sản đến cầm cố. Các loại giấy tờ cần kiểm tra bao gồm: Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu hoặc giấy tờ cá nhân khác có dán ảnh do cơ quan quản lý nhà nước cấp, còn giá trị sử dụng.

Sau khi đã xác nhận được thông tin của khách hàng, chủ kinh doanh hãy photocopy các giấy tờ này và lưu trữ lại cẩn thận nhé.

kiểm tra thông tin khách hàng và quản lý thông tin khách hàng

>>> Mời bạn đọc thêm: Bí quyết kinh doanh cầm đồ hiệu quả cho người mới bắt đầu

Kiểm tra tính hợp pháp của tài sản cầm cố của khách hàng

Theo quy định của pháp luật, tài sản cầm cố phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu. Chủ kinh doanh cần kiểm tra đầy đủ các giấy tờ về quyền sở hữu trước khi nhận cầm cố tài sản. Sau khi kiểm tra xong, chủ kinh doanh sẽ lưu giữ lại bản chính của các loại giấy tờ đó cho đến khi khách tất toán hợp đồng cầm đồ.

Trong trường hợp tài sản cầm cố không phải là của người mang đi cầm mà là của người khác thì chủ kinh doanh cần yêu cầu người đi cầm cung cấp giấy ủy quyền của chủ sở hữu. Việc này sẽ giúp bạn tránh tiêu thụ những tài sản trộm cắp, không rõ nguồn gốc. Đồng thời, đây cũng là quy định của pháp luật mà bạn bắt buộc phải tuân thủ.

Kiểm tra tính hợp pháp của tài sản cầm cố của khách hàng

Lập hợp đồng cầm cố tài sản theo quy định của pháp luật, lập sổ kinh doanh dịch vụ cầm đồ

Lập hợp đồng cầm cố tài sản là việc chủ kinh doanh cần làm để xác định các điều khoản thỏa thuận giữa bên nhận cầm cố và bên cầm cố đã đồng thuận. Nội dung hợp đồng cầm đồ sẽ bao gồm: Thông tin của 2 bên chủ thể, tài sản cầm cố, số tiền cho vay, thời hạn thỏa thuận, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên khi tham gia hợp đồng, cách xử lý tài sản cầm cố…

Ngoài ra, theo quy định tại Thông tư 42/2017/TT-BCA của Bộ Công an, chủ cửa hàng cầm đồ cần phải lập Sổ quản lý kinh doanh dịch vụ cầm đồ theo mẫu số DK19. Cơ quan công an sẽ thường xuyên kiểm tra các chứng từ này trong quá trình cửa hàng hoạt động kinh doanh, do đó bạn hãy lưu ý để thực hiện cho đúng.

Lập hợp đồng cầm cố tài sản theo quy định của pháp luật

Lãi suất cho vay tiền

Kinh doanh dịch vụ cầm đồ thì lãi suất cho vay cầm đồ là yếu tố rất quan trọng. Lãi suất cho vay cầm cố tài sản không được vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật dân sự. Cụ thể, tại khoản 1, điều 468 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định rằng:

“1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay…”

Theo đó, mức lãi suất cụ thể là do bên nhận cầm cố và bên vay thỏa thuận với nhau. Tuy nhiên, chủ tiệm cầm đồ cần đảm bảo lãi suất không được vượt quá 20/ năm theo quy định của pháp luật.

Để có thêm thu nhập, chủ kinh doanh có thể bổ sung thêm các khoản phí khác để thu thêm.

Lãi suất cho vay tiền

>>> XEM THÊM: Tìm hiểu về lãi suất cầm đồ điện thoại

Bảo quản tài sản cầm cố

Trong suốt thời gian nhận cầm đồ, chủ kinh doanh cần bảo quản và giữ gìn các tài sản này. Nếu làm hư hỏng hay thất lạc thì chủ kinh doanh sẽ buộc phải bồi thường thiệt hại cho người cầm đồ.

Chủ kinh doanh sẽ không được quyền bán, trao đổi, tặng cho hay sử dụng tài sản này để tiếp tục đi cầm cố ở nơi khác.

Đồng thời, chủ cửa hàng cũng không được cho thuê, cho mượn hay khai thác công dụng, hưởng lợi từ tài sản này trừ khi đã thỏa thuận với chủ của tài sản ngay từ ban đầu.

Sau khi người cầm cố tài sản đã trả đầy đủ số tiền nợ cho chủ kinh doanh thì buộc chủ kinh doanh phải bàn giao lại tài sản của họ và các giấy tờ họ đã cung cấp cho bạn. Nếu chủ kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện trái các điều trên thì sẽ có nguy cơ phải “Hầu tòa” khi người đi cầm cố tài sản có yêu cầu khởi kiện.

Bảo quản tài sản cầm cố

Đảm bảo tính pháp lý của cửa hàng cầm đồ xuyên suốt quá trình hoạt động kinh doanh

Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, toàn bộ hồ sơ pháp lý của cửa hàng cần được bảo quản, lưu trữ cẩn thận.

Trong trường hợp làm mất hoặc làm hư hỏng giấy tờ thì tùy vào nơi cấp mà bạn sẽ liên lạc cho các cơ quan để xin cấp lại trong vòng 03 ngày sau khi mất.

Nếu bạn muốn thay đổi thông tin trên các giấy phép, tương tự trên bạn đến nơi cấp giấy phép xin thay đổi thông tin. Lưu ý là bạn cần thay đổi giấy pháp mới với nội dung thông tin mới nhất của cửa hàng.

Trường hợp bạn muốn tạm ngừng kinh doanh thì trước 10 ngày kể từ ngày tạm ngừng hoạt động, cơ sở kinh doanh phải có văn bản thông báo cho cơ quan Công an có thẩm quyền và Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh biết. Trong văn bản thông báo cần nêu rõ lý do và thời gian tạm ngừng hoạt động.

Đảm bảo tính pháp lý của cửa hàng cầm đồ khi kinh doanh dịch vụ cầm đồ

Sử dụng phần mềm MorMan giải pháp quản lý cầm đồ hiệu quả

Công nghệ phát triển, việc ứng dụng công nghệ vào quản lý kinh doanh cũng ngày càng phổ biến hơn. Nhiều chủ kinh doanh dịch vụ cầm đồ tìm kiếm công cụ hỗ trợ để quản lý cầm đồ dễ dàng, nhanh chóng hơn.

Phần mềm MorMan mang đến cho các chủ kinh doanh cầm đồ một công cụ đắc lực, quản lý kinh doanh cầm đồ tổng thể và toàn diện.

Các tính năng ưu việt của phần mềm quản lý cầm đồ MorMan

Giải pháp quản lý khi kinh doanh dịch vụ cầm đồ

Một số tính năng nổi trội của MorMan giúp chủ kinh doanh quản lý tiện lợi như:

Quản lý tài sản

Tính năng Quản lý tài sản giúp chủ tiệm cầm đồ quản lý được tất cả tình trạng (đang cầm cố, cần thanh lý, thanh lý, đang cho thuê, sở hữu...) của tài sản liên quan đến hợp đồng cầm đồ. Tính năng này còn giúp chủ kinh doanh quản lý tài sản theo kho, bạn có thể thêm kho mới và thêm tài sản vào kho đó một cách dễ dàng.

Quản lý hợp đồng cầm đồ

Quản lý hợp đồng vay cầm đồ, vay tín chấp, vay trả góp, nhận vay, từ đó chủ kinh doanh sẽ nắm được thông tin cơ bản của khách hàng vay và thông tin vay trong hợp đồng như: ngày vay, số tiền vay, lãi suất, kỳ đóng lãi, hạn tất toán, tình trạng, trạng thái. Bên cạnh đó, tại phân hệ này còn có thêm các chức năng khác như: Đóng lãi, thanh toán, tất toán, vay thêm, trả bớt gốc, gia hạn kỳ, tin nhắn, email…

Quản lý lý nhân viên

Tính năng Quản lý nhân viên giúp bạn quản lý toàn bộ nhân viên của mình và công việc mà bạn đã giao cho từng nhân viên. Chủ cửa hàng có thể theo dõi tiến độ, thời hạn hoàn thành công việc của nhân viên để đánh giá nhận xét kết quả công việc nhân viên đã làm chính xác.

Quản lý thu chi, sổ quỹ tiền

Với tính năng này sẽ giúp chủ kinh doanh quản lý toàn bộ thu chi trong hoạt động kinh doanh của cửa hàng, từ những khoản thu chi theo trong hợp đồng đến thu chi ngoài lề… tất cả được hệ thống tổng hợp liệt kê chi tiết, rất thuận tiện cho việc theo dõi.

Ngoài ra, phần mềm cũng cung cấp chức năng giúp chủ cửa hàng quản lý được số tiền vốn mà mình đã bỏ ra để đầu tư cho công việc kinh doanh và quản lý số vốn mà các cổ đông góp khác vốn cùng với bạn.

Quản lý đa chi nhánh

Nếu bạn có chuỗi các cửa hàng cầm đồ thì tính năng Quản lý đa chi nhánh của MorMan sẽ giúp bạn. Tính năng này cho phép bạn thêm mới một cửa hàng và quản lý cửa hàng đó. Cùng với đó, tính năng Tổng quát cửa hàng sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về hoạt động kinh doanh trong chuỗi cửa hàng của mình.

Thống kê, báo cáo

Chức năng Thống kê, Báo cáo của MorMan hỗ trợ chủ kinh doanh tổng hợp các số liệu.

Cụ thể, tính năng Thống kê hỗ trợ tổng hợp số liệu và phân loại theo từng mục để bạn dễ dàng theo dõi. Ví dụ: thu – là các khoản thu, chi -  là các khoản chi, số tin nhắn đã gửi, các email đã gửi, các hợp đồng đã bị xóa….

Còn tính năng Báo cáo của MorMan sẽ giúp bạn tổng hợp số liệu nhưng thiên về ý nghĩa là những việc cấp dưới cần báo cáo đối với cấp trên.

Ví dụ: báo cáo quỹ tiền mặt, lợi nhuận, dư nợ cho vay, dư nợ nhận vay, hợp đồng chờ duyệt và các giao dịch trong ngày….

Đăng ký trải nghiệm MorMan ngay để khám phá những tính năng tuyệt vời giúp việc kinh doanh cầm đồ suôn sẻ hơn tại đây!

Hy vọng những thông tin trong bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để kinh doanh dịch vụ cầm đồ suôn sẻ. Liên hệ ngay đến hotline: (024) 6659 7982 hoặc 090 328 5356 để được đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của chúng tôi giải đáp thắc mắc và tư vấn có được giải pháp quản lý phù hợp nhất cho cửa hàng của bạn nhé.