Blog

  • Trang chủ
  • Blog
  • Kinh nghiệm làm nghề cầm đồ chủ cửa hàng cần biết

Kinh nghiệm làm nghề cầm đồ chủ cửa hàng cần biết

Hiện nay, mở tiệm kinh doanh cầm đồ đã trở thành một lựa chọn hấp dẫn đối với nhiều người. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu kinh nghiệm làm nghề cầm đồ của người đi trước, hãy tham khảo ngay bài viết sau và rút ra cho mình kinh nghiệm khi mở tiệm nhé.

Kinh nghiệm làm nghề cầm đồ chủ cửa hàng cần biết để tránh bị phạt

Kinh nghiệm làm nghề cầm đồ có quan trọng không?

Có kinh nghiệm làm nghề cầm đồ vững chắc sẽ giúp bạn hạn chế được tối đa các rủi ro liên quan đến việc kinh doanh cầm đồ, cho vay thế chấp tài sản. Khi nắm rõ kiến thức về lĩnh vực cầm đồ, bạn sẽ biết được cách tính lãi suất cầm đồ.

Từ đó bạn có thể tự tin vận hành các dịch vụ cầm đồ cho vay. Đồng thời, bạn sẽ biết cách xử lý các tình huống tranh chấp có thể xảy ra khi nhận cầm đồ.

Một số kinh nghiệm làm nghề cầm đồ chủ kinh doanh cần biết để tránh bị phạt

Dưới đây là một số kinh nghiệm làm nghề cầm đồ chủ kinh doanh cần nắm rõ để tránh phát sinh rủi ro khi kinh doanh cầm đồ, cho vay thế chấp tài sản.

Lựa chọn mô hình kinh doanh

Tùy thuộc nhu cầu, chủ cơ sở kinh doanh cầm đồ có thể lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp với bản thân.

Có hai mô hình kinh doanh đó là:

  • Hộ kinh doanh.

  • Công ty. Bao gồm: cổ phần, trách nhiệm hữu hạn, hợp doanh.

Ưu và nhược điểm của 2 loại hình kinh doanh

Dưới đây là một số phân tích về ưu và nhược điểm của 2 loại hình kinh doanh, mời bạn tham khảo:

Hộ kinh doanh

Loại hình kinh doanh hộ kinh doanh có những ưu và nhược điểm như:

Ưu điểm

Một số ưu điểm của loại hình kinh doanh hộ kinh doanh đó là:

  • Thủ tục thành lập đơn giản.

  • Số vốn để thành lập một hộ kinh doanh không quá lớn, có thể phù hợp với nhiều người có nhu cầu kinh doanh nhỏ lẻ, hạn chế rủi ro trong kinh doanh.

  • Quy mô nhân sự dưới 10 người, dễ dàng trong việc quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh.

  • Các thủ tục như tên, địa điểm, thay đổi ngành nghề kinh doanh cũng dễ dàng và đơn giản hơn so với công ty.

Nhược điểm

Nhược điểm của loại hình kinh doanh theo hộ kinh doanh đó là:

  • Khó huy động vốn hơn do số lượng thành viên bị hạn chế.

  • Không có tư cách pháp nhân nên phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.

  • Giới hạn số lượng hộ kinh doanh, mỗi một người chỉ được phép thành lập một hộ kinh doanh duy nhất.

  • Thị trường kinh doanh không được mở rộng do quy mô kinh doanh nhỏ.

Công ty

Dưới đây là ưu và nhược điểm của loại hình kinh doanh công ty:

Ưu điểm

  • Do loại hình kinh doanh công ty có tư cách pháp nhân nên có cơ cấu và tổ chức chặt chẽ. Từ đó dễ dàng mở rộng được quy mô kinh doanh.

  • Thành viên góp vốn vào công ty chịu trách nhiệm hữu hạn với phần vốn góp của mình.

  • Số lượng thành viên trong công ty không bị giới hạn cho nên có thể mở rộng quy mô, thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài.

  • Có khả năng huy động vốn cao.

  • Có thể mở rộng quy mô như: chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh… để tăng thêm lợi nhuận.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm kể trên loại hình kinh doanh này cũng có những hạn chế như:

  • Nghĩa vụ đóng thuế nhiều hơn so với hộ kinh doanh.

  • Cần phải có mức vốn nhất định mới có thể thành lập công ty.

  • Số lượng thành viên lớn nên cũng sẽ gặp khó khăn trong việc quản lý điều hành.

  • Các thủ tục thành lập, giải thể… phức tạp hơn so với hộ kinh doanh.

Đây cũng là kinh nghiệm làm nghề cầm đồ đầu tiên mà các chủ kinh doanh cần nắm được để muốn thành lập cơ sở kinh doanh đúng theo quy định của pháp luật.

Người được đứng tên trong giấy phép an ninh trật tự là ai?

Người được đứng tên trong giấy phép an ninh trật tự, chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh phải không thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của Việt Nam hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.

- Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quyết định của Tòa án.

- Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

- Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải là người có hộ khẩu thường trú ít nhất 05 năm tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký đặt địa điểm hoạt động kinh doanh và trong thời gian 05 năm liền kề trước thời điểm đăng ký kinh doanh không bị cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi: Chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, cho vay lãi nặng, đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ trái phép tài sản.

>>> Tìm hiểu thêm: Mở cửa hàng cầm đồ cần đảm bảo điều kiện gì? Thủ tục ra sao?

Kinh doanh cầm đồ phải nộp những loại thuế nào?

Ngoài những vấn đề trên, một kinh nghiệm làm nghề cầm đồ mà bạn cần phải nắm được đó là những loại thuế cần phải nộp bao gồm:

Hộ kinh doanh

- Lệ phí môn bài;

- Thuế giá trị gia tăng;

- Thuế thu nhập cá nhân.

Công ty

- Lệ phí môn bài;

- Thuế giá trị gia tăng;

- Thuế thu nhập cá nhân;

- Thuế doanh nghiệp.

Kinh nghiệm làm nghề cầm đồ thành công

Kinh doanh lĩnh vực cầm đồ có thể mang lại nhiều cơ hội và tiềm năng phát triển. Dưới đây là một số kinh nghiệm quan trọng giúp bạn phát triển kinh doanh cầm đồ thành công:

Nghiên cứu thị trường

Việc tìm hiểu thị trường, đối tượng khách hàng tiềm năng và các đối thủ cạnh tranh trong khu vực, giúp bạn hiểu rõ nhu cầu của khách hàng và đưa ra các chiến lược phù hợp để thu hút và giữ chân khách hàng hiệu quả hơn.

Xây dựng mạng lưới đối tác

Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác liên quan như ngân hàng, công ty tài chính và các nhà cung cấp đồ cầm đồ. Việc này sẽ giúp bạn mở rộng nguồn cung ứng và tăng cường sự tin tưởng từ khách hàng và đối tác.

Tiếp thị và quảng cáo

Sử dụng các kênh truyền thông truyền thống như báo chí, radio, TV, cũng như sử dụng các kênh trực tuyến như website, mạng xã hội, và quảng cáo trực tuyến sẽ giúp bạn nâng cao nhận thức của khách hàng về tiệm cầm đồ của bạn.

Dịch vụ chuyên nghiệp

Cung cấp dịch vụ thân thiện, chuyên nghiệp và đáp ứng nhu cầu của khách hàng là một cách giúp nâng cao trải nghiệm của khách hàng.

Đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh

Mở rộng danh mục sản phẩm để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng như tài sản giá trị như đồ trang sức và thiết bị điện tử…

Sử dụng phần mềm quản lý cửa hàng cầm đồ

Quản lý kinh doanh chuỗi cửa hàng cầm đồ không phải là chuyện dễ dàng. Chính vì vậy, các chủ cửa hàng nên lựa chọn một công cụ phù hợp để hỗ trợ trong quá trình quản lý kinh doanh của mình. Nhiều nhà kinh doanh hiện nay lựa chọn sử dụng các phần mềm để quản lý cầm đồ, cho vay, vì những tiện ích mà nó mang lại.

Phần mềm quản lý cầm đồ cho vay bát họ Morman là một trong những phần mềm hỗ trợ quản lý cầm đồ đang được ưa chuộng nhất hiện nay. Với nhiều chức năng tiện dụng như quản lý hợp đồng vay cầm đồ, vay tín chấp, vay trả góp, nhận vay, quản lý thu chi, nhắc nợ và các tính năng hữu ích khác mà một phần mềm quản lý cầm đồ cần có.

Không chỉ vậy, Morman còn nhận thiết kế, nâng cấp chức năng riêng nhằm đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu của khách hàng. Hãy đăng ký trải nghiệm Morman ngay để khám phá những tiện ích mà phần mềm có thể giúp bạn trong việc quản lý.

Hãy đăng ký Morman ngay để quản lý cho vay tốt hơn!

Trên đây là những kinh nghiệm làm nghề cầm đồ mà chúng tôi đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn. Để được tư vấn chi tiết hơn về phần mềm quản lý cửa hàng cầm đồ Morman, quý khách vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo số hotline: 090 328 5356 - (024) 6659 7982.