Blog

  • Trang chủ
  • Blog
  • Phân biệt cầm cố và thế chấp tài sản chi tiết nhất

Phân biệt cầm cố và thế chấp tài sản chi tiết nhất

Bạn muốn tìm hiểu về cách phân biệt cầm cố và thế chấp tài sản theo bộ luật Dân sự mới nhất? Bạn không biết hai biện pháp này giống và khác nhau như thế nào? Hãy cùng Morman khám phá bài viết sau đây để tìm hiểu thêm về chủ đề này nhé!

Phân biệt cầm cố và thế chấp tài sản

Phân biệt cầm cố và thế chấp

Để phân biệt cầm cố và thế chấp, sau đây chúng tôi sẽ đưa ra một số thông tin về điểm giống và khác nhau giữa 2 biện pháp này.

Điểm giống nhau

Cầm đồ và thế chấp tài sản có những điểm chung như:

  • Cầm cố và thế chấp đều phải thành lập hợp đồng dưới dạng văn bản.

  • Thế chấp tài sản và cầm cố đều có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

  • 4 Trường hợp được phép chấm dứt hợp đồng gồm:

  • Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố/thế chấp chấm dứt.

  • Khi có biện pháp bảo đảm khác có thể thay thế việc cầm cố, thế chấp tài sản.

  • Tài sản thế chấp/cầm cố đã được xử lý.

  • Chấm dứt hợp đồng theo thỏa thuận của các bên.

Điểm khác nhau

Ngoài những điểm giống nhau kể trên, hai biện pháp này cũng có một số đặc điểm khác nhau để phân biệt như:

Phân biệt cầm cố và thế chấp tài sản qua khái niệm

Cầm cố tài sản là việc bên vay giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên cho vay để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ.

Thế chấp tài sản là việc bên vay dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên cho vay.

Tài sản

- Các tài sản có thể cầm cố như: Động sản, các loại giấy tờ có giá trị như trái phiếu, cổ phiếu…

- Các tài sản thế chấp như: Bất động sản, động sản, quyền tài sản.

Trả lại tài sản

- Cầm cố: Khi chấm dứt cầm cố, toàn bộ giấy tờ liên quan đến tài sản cầm cố sẽ được trả lại cho bên cầm cố. Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố cũng sẽ được trả lại cho bên cầm cố, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

- Thế chấp: Khi chấm dứt thế chấp, bên nhận thế chấp sẽ trả lại các giấy tờ liên quan cho bên thế chấp trong trường hợp bên nhận thế chấp giữ giấy tờ.

Hiệu lực đối kháng với bên thứ 3

- Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với bên thứ 3 kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố. Trong trường hợp bất động sản là đối tượng cầm cố thì theo quy định của pháp luật, việc cầm cố bất động sản sẽ có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

- Thế chấp tài sản sẽ phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

Trên đây là các thông tin về phân biệt cầm cố và thế chấp tài sản. Ngoài ra, sau đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một giải pháp giúp các chủ kinh doanh dịch vụ cầm đồ quản lý hiệu quả. Cùng tìm hiểu nhé!

>>> XEM THÊM: Vay đáo hạn là gì? Vay đáo hạn cần lưu ý gì?

Morman - Giải pháp quản lý cầm đồ hiệu quả, chặt chẽ

Công nghệ ngày càng phát triển, nó không chỉ được ứng dụng trong mọi mặt của cuộc sống mà còn hỗ trợ việc quản lý kinh doanh một cách khoa học và hiệu quả. Sử dụng phần mềm để quản lý ngày càng phổ biến ở các tiệm cầm đồ hiện nay.

Phần mềm quản lý cầm đồ mang lại nhiều tiện lợi, hỗ trợ công việc quản lý của chủ kinh doanh trở nên suôn sẻ hơn rất nhiều. Trong các phần mềm cầm đồ trên thị trường hiện nay, phần mềm quản lý cầm đồ cho vay bát họ Morman tự hào là phần mềm uy tín, cung cấp giải pháp quản lý toàn diện nhất tại Việt Nam.

Ưu điểm khi sử dụng phần mềm quản lý cầm đồ Morman

Kinh doanh cầm đồ bạn sẽ phải quản lý nhiều loại giấy tờ, hợp đồng, sổ sách khác nhau. Và khi cửa hàng càng mở rộng, nhiều chi nhánh hơn thì khối lượng dữ liệu sẽ ngày càng lớn hơn.

Theo đó, việc quản lý sẽ trở nên khó khăn hơn, nếu bạn vẫn quản lý theo cách thủ công thì nguy cơ xảy ra sai sót là rất lớn. Hơn nữa, việc này còn rất mất thời gian và đòi hỏi bạn cần có nhiều nhân sự để quản lý.

Morman giúp bạn loại bỏ đi những hạn chế này, từ đó quản lý kinh doanh cầm đồ nhanh chóng và đơn giản hơn. Cụ thể, phần mềm cung cấp nhiều chức năng như: Quản lý hợp đồng; Quản lý khách hàng/tài sản cầm cố; Nhắc nợ phải thu; Quản lý đa cửa hàng; Quản lý nhân viên; Quản lý thu chi; Quản lý nguồn vốn; Quản lý quỹ tiền; Báo cáo/Thống kê.

Với những chức năng này sẽ giúp bạn quản lý cửa hàng cầm đồ một cách toàn diện. Nhờ đó, bạn không cần phải loay hoay với đống sổ sách giấy tờ, cũng như hạn chế tối đa sai sót và giảm thiểu nhân lực làm việc tại cửa hàng. Giúp tiết kiệm chi phí quản lý và vận hành hoạt động mà vẫn đảm bảo năng suất làm việc cao.

Nếu bạn đang kinh doanh cầm đồ, cho vay và đang tìm kiếm một công cụ hỗ trợ quản lý cửa hàng thì Morman sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho bạn. Hãy liên hệ ngay đến hotline: 090 328 5356 hoặc (024) 6659 7982. Đội ngũ chuyên gia tư vấn của chúng tôi hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc liên quan một cách chi tiết nhất.

Qua bài viết trên đây chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản để phân biệt cầm cố và thế chấp tài sản chi tiết, mới nhất hiện nay. Mong rằng bài viết sẽ hữu ích với bạn, giúp bạn hiểu hơn về hai biện pháp này. Đừng quên đăng ký TRẢI NGHIỆM MIỄN PHÍ Morman để quản lý cầm đồ thuận tiện và hiệu quả hơn nhé! Chúc bạn kinh doanh thành công!

Đăng ký Morman ngay!