Blog

Thu hồi nợ xấu


Quản lý nợ là một khâu hết sức thiết yếu đối với sự tồn tại và thành công của cửa hàng/công ty bạn. Tuy nhiên nhiều công ty vẫn đang loay hoay tìm thời gian, nguồn lực và cả cách thức hiệu quả nhất để thu hồi những khoản nợ khó đòi này. Dưới đây là các bí quyết hạn chế sự dây dưa thanh toán của các khách hàng, đảm bảo dòng tiền của bạn không bị tắc nghẽn.

Muốn đạt được hiệu quả phải dựa trên nguyên tắc nhất định, đó là xác định rõ ba vấn đề cơ bản nhất trong thu hồi nợ: một là hồ sơ, tài liệu chứng minh khoản nợ (đảm bảo đủ tính pháp lý, chặt chẽ); hai là khả năng thanh toán của khách hàng; ba là thiện chí làm việc của khách hàng.


Biện pháp thu hồi nợ xấu cơ bản chỉ bao gồm hai biện pháp chính là thương lượng đàm phán và khởi kiện ra tòa.
Phương án thu hồi nợ xấu lúc này, sẽ được xây dựng dựa trên việc xác định cụ thể ba vấn đề cơ bản nêu trên, lựa chọn biện pháp thu hồi nợ xấu phù hợp và xây dựng kế hoạch để thực hiện biện pháp đó. Dưới đây là một vài lưu ý cơ bản bạn đọc nên xem xét.


1. Soạn thảo một chính sách chi trả rõ ràng để hạn chế những vấn đề phát sinh: yêu cầu khách hàng ký thoả thuận, quy định việc thanh toán bắt buộc phải thực hiện đúng hạn và nêu rõ mức phạt khách hàng phải chịu nếu thanh toán chậm.

2. Thể hiện ngày cụ thể trong hợp đồng của bạn. Cụm  “chi trả trong vòng 30 ngày” sẽ kém khẳng định hơn cụm “hạn chót vào ngày 30/11”.

3. Thiết lập một quy trình thu hồi nợ cho công ty của bạn: Xác định rõ cá nhân nào sẽ chịu trách nhiệm làm việc với các khách hàng cũng như quy định rõ thời gian, cách thức cho việc tin nhắc nhở hay các cuộc gọi điện thoại. Các nhân viên cần phải ý thức được tầm quan trọng của việc thu hồi nợ.

4. Trước khi gọi cho khách hàng trễ hạn, bạn hãy xem lại toàn bộ lịch sử giao dịch với khách hàng này. Để các thông tin này kế bên để tham khảo ngay khi bạn đang trao đổi.

5. Luôn giữ bình tĩnh và chuyên nghiệp. Đây là một giao dịch kinh doanh, đừng la hét hay đe doạ.

6. Đòi hỏi cam kết chính xác. Đừng để khách hàng kết thúc cuộc trao đổi bằng cách thoái thác “Tôi sẽ gửi trong vài ngày tới”. Bạn phải yêu cầu con số chính xác vào một thời gian chính xác. Sau đó lập lại các cam kết để xác nhận, tránh mọi nguy cơ hiểu lầm và sau cuộc gọi gửi một tin nhắn xác nhận nội dung.

7. Luôn luôn lưu trữ dưới dạng tài liệu mọi giao dịch, liên hệ của bạn với khách hàng như tin nhắn, cuộc gọi,… Bạn có thể cần những thứ này cho việc tranh tụng sau này.

8.  Phải luôn luôn theo dõi khi khách hàng từ chối tôn trọng cam kết chi trả: Hãy yêu cầu rõ ràng là bạn muốn được thông báo nếu khách hàng không thể chi trả đúng thời hạn và xác định rõ ràng ngày bạn có thể nhận được thanh toán.

9.  Thuê một tổ chức chuyên thu nợ. Nếu đã quá hạn thanh toán 90 ngày và tài khoản nnày bị trượt giá với tỷ lệ 15%/tháng thì bạn nên yêu cầu một tổ chức chuyên thu nợ đứng ra làm việc với khách hàng này.


Thông thường, chỉ khi thương lượng đàm phán không giải quyết được thì sẽ khởi kiện ra tòa. Lúc này, chúng ta sẽ làm đơn khởi kiện, nộp hồ sơ và tiền tạm ứng án phí… theo đúng quy định của pháp luật.


Phần mềm quản lý cầm đồ Morman – quản lý nợ phải thu chi tiết, theo dõi lịch sử thanh toán của khách hàng, kiểm tra tình trạng nợ của khách hàng chính xác, hiệu quả

 

Dùng thử ngay