Blog

  • Trang chủ
  • Blog
  • Các kiểu lãi suất thường dùng ở cửa hàng cầm đồ, cho vay

Các kiểu lãi suất thường dùng ở cửa hàng cầm đồ, cho vay

Lãi suất là một yếu tố quan trọng bạn nên tìm hiểu kỹ khi có ý định mở cửa hàng cho vay tín chấp hoặc vay cầm đồ. Bởi hiện nay số cửa hàng cầm đồ mọc lên rất nhiều, mà lãi phí ở mỗi nơi lại được quy định khác nhau, nơi nào cũng tuyên bố mình là người có lãi suất thấp nhất. Điều này phần nào làm cho người có ý tưởng đầu tư vào kinh doanh cầm đồ hoang mang khi quyết định lựa chọn về hình thức lãi suất phù hợp cho cửa hàng mình. Bởi ngoài sự uy tín ra, lãi suất cho vay cũng rất quan trọng.


1. Cách tính lãi suất cho vay dựa trên thời gian
Các công ty tài chính, tín dụng, cửa hàng cầm đồ tư nhân hiện nay thường áp dụng cách tính lãi dựa theo thời gian. Cụ thể thường dùng các hình thức lãi phổ biến như:

  • Lãi nghìn/triệu/ngày: ví dụ khách hàng vay 10 triệu đồng trong 30 ngày, lãi suất áp dụng là 2 nghìn/triệu/ngày, như vậy lãi suất mỗi ngày là 20 nghìn
  • Lãi ngày cố định: áp luôn mức tiền lãi 1 ngày. Ví dụ vay từ 5 đến 10 triệu thì tiền lãi mỗi ngày là 20 nghìn, vay từ 10 đến 20 triệu thì tiền lãi mỗi ngày là 30 nghìn
  • Lãi định kì (% hoặc VNĐ): áp dụng mức lãi suất nhất định trên khoản vay cho từng kỳ (có thể là ngày, tuần, tháng)
  • Lãi tháng: tính ngày trả theo kỳ là tháng, lãi suất có thể tính theo % hoặc cũng có thể tính theo lãi/triệu/ngày


2. Tính lãi suất theo dư nợ khoản vay

Có 2 cách tính lãi suất cố định dựa trên dư nợ cho vay như sau:

- Lãi suất tính theo dư nợ ban đầu
Với cách tính này, lãi suất phải trả là cố định và sẽ không thay đổi trong tất cả các kỳ thanh toán, được tính dựa trên số nợ gốc ban đầu.
Ví dụ: Khách hàng vay 30 triệu trong 12 tháng (kỳ hạn trả góp định kỳ hàng tháng), 1.5%/tháng.
Số tiền lãi bạn phải trả cố định hàng tháng là: 30 triệu x 1.5% = 450.000 VNĐ.
Tùy theo quy định của hợp đồng, khách hàng có thể chỉ trả góp tiền lãi và tất toán khoản gốc cuối kỳ hoặc trả góp số tiền cả gốc và lãi định kỳ là: 30 triệu/12 + 450.000 VNĐ =2.950.000 VNĐ.

- Lãi suất tính theo dư nợ giảm dần
Cách tính lãi suất này có nhiều điểm tương đồng với ngân hàng, hiện nay đang dần được nhiều các công ty tài chính áp dụng
Theo hình thức này, số tiền lãi bạn phải trả định kỳ giảm dần qua các kỳ thanh toán, được tính bằng phần trăm lãi suất cố định trên số dư nợ thực tế còn lại sau kỳ trả góp.
Theo nguyên tắc tính lãi trên dư nợ gốc hay tính lãi trên dư nợ giảm dần thì tổng giá trị khoản tiền lãi trong thời hạn vay mà khách hàng phải trả hoàn toàn bằng nhau. Mặc dù mức lãi suất theo hai nguyên tắc này khác nhau.


Trên thực tế, khi đi vay tiền, khách hàng thường được tư vấn lãi suất dựa trên dư nợ gốc. Khi đó sẽ giúp cho khách hàng hiểu rõ hơn về số tiền lãi mối tháng cũng như tổng số tiền cần phải trả hàng tháng.
Nhưng, theo các quy định thông thường thì lãi suất thực tế được tính chính là cách tính lãi suất theo dư nợ giảm dần.


3. Tính lãi suất theo hình thức lãi thả nổi
Lãi suất thả nổi là mức lãi suất không có một con số cố định, được điều chỉnh theo thời gian, có thể tăng hoặc giảm tùy theo chính sách của đơn vị cho vay. Lãi suất thả nổi thường được áp dụng với các khoản vay thế chấp tại ngân hàng do thời gian vay diễn ra trong dài hạn (thời hạn vay tối đa lên tới 15 - 20 năm). 
Cụ thể, ngân hàng thường đưa ra mức lãi suất ưu đãi cố định trong thời gian ngắn ban đầu (trong 3/6/12 tháng). Sau khi hết hạn ưu đãi, lãi suất sẽ được để thả nổi theo một công thức nhất định đã được thỏa thuận trong hợp đồng.
Lãi suất thả nổi thường được tính theo công thức sau:

Lãi suất áp dụng = LSTK (kỳ hạn 6T / 13T / 24T) + biên độ tăng lên.
Hoặc: Lãi suất áp dụng = Lãi suất ưu đãi + biên độ tăng lên

Trong đó, biên độ là con số cố định thường được cung cấp rõ ràng cho khách hàng, LSTK là lãi suất tiết kiệm của ngân hàng tại thời điểm tính lãi. LSTK sẽ thay đổi theo thời gian, tùy theo chính sách ngân hàng hoặc theo biến động thị trường.


Có thể thấy các hình thức tính lãi suất rất đa dạng, vì vậy tùy thuộc vào quy mô cửa hàng, cách thức quản lý, chiến lược kinh doanh, cũng như các đối tượng khách hàng để lựa chọn được hình thức tính lãi phù hợp cho cửa hàng của mình.
Tham khảo phần mềm quản lý cầm đồ, vay lãi, bát họ MorMan để xem chi tiết hơn về các hình thức vay và kiểu tính lãi của các hợp đồng.

 

Dùng thử ngay