Cách tính lãi suất chậm trả và lãi suất quá hạn
Nhiều người thắc mắc về khái niệm “lãi suất quá hạn” và “lãi chậm trả” khác nhau như thế nào, cách tính lãi suất ra sao. Hãy cùng Morman tìm hiểu thêm về 2 khái niệm này qua bài viết dưới đây nhé.
Lãi chậm trả là gì?
Hiện nay chưa có quy định pháp luật nào về khái niệm “lãi chậm trả”. Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại Điều 357, 466 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì có thể hiểu khái niệm nay như sau:
Lãi chậm trả hay còn gọi là tiền lãi chậm trả là khoản tiền lãi phát sinh mà bên vay/mượn phải trả cho bên vay khi đến hạn mà bên vay không trả được nợ hoặc trả không đầy đủ hoặc chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Số tiền lãi chậm trả này sẽ được tính trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.
Cách tính lãi chậm trả
Về nguyên tắc, khi vay vốn, vay tiền thì bên vay phải có trách nhiệm trả đủ tiền khi đến hạn. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải lúc nào bên vay cũng thực hiện đúng theo thỏa thuận này.
Chính vì vậy, trong trường hợp khi đến hạn trả nợ mà bên vay không trả được nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu bên vay ngoài việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ số tiền đã vay, phải trả thêm một khoản tiền lãi chậm trả nữa.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 357, Khoản 4, 5 Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015, lãi suất này trước hết sẽ do các bên tự thỏa thuận. Lãi suất thỏa thuận này có thể được ghi nhận trước đó trong hợp đồng vay vốn, hợp đồng vay tiền được ký kết trước đó.
Hoặc cũng có thể do hai bên tự thỏa thuận tại thời điểm tính tiền trả nợ, nếu trong giấy/hợp đồng vay tiền không có quy định về lãi suất này.
Trong trường hợp hai bên không thỏa thuận được về vấn đề lãi suất chậm trả thì lãi suất này sẽ được xác định theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Theo đó, lãi chậm trả sẽ được xác định bằng 50% mức lãi suất cho vay giới hạn tại thời điểm trả nợ là 20%/năm. Tương đương với mức lãi suất chậm trả là 10%/năm.
Trên cơ sở này, khoản tiền lãi suất chậm trả sẽ được xác định bằng 10%/năm (tương đương 0,83 %/tháng) tính trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận về mức lãi suất chậm trả.
Công thức tính lãi suất chậm trả
Công thức tính lãi suất chậm trả như sau:
– Lãi chậm trả = nợ gốc chưa trả x lãi chậm trả (0,83%/tháng) x thời gian chậm trả.
(Công thức tính lãi này sẽ áp dụng cho trường hợp cho vay không có lãi, theo quy định tại khoản 2 Điều 357, khoản 4 Điều 466 Bộ luật dân sự năm 2015).
– Lãi chậm trả = nợ gốc x lãi suất vay theo thỏa thuận trong hợp đồng x thời hạn vay x 0,83%/tháng x thời gian chậm trả.
(Công thức tính lãi này sẽ áp dụng cho trường hợp cho vay có lãi, theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015).
Ví dụ cụ thể: Anh A cho B vay số tiền là 300 triệu đồng, không tính lãi. Thời hạn hợp đồng vay là 12 tháng, từ 01/01/2020 đến 31/12/2020. Đến thời điểm tháng 31/03/2021, B mới thanh toán nợ gốc cho anh B.
Trường hợp này, B đã chậm thực hiện việc trả nợ so với thời hạn trong hợp đồng là 03 tháng. Vậy ngoài việc B phải trả cho anh A khoản tiền gốc là 300 triệu đồng. B sẽ phải trả thêm một khoản tiền lãi chậm trả được tính như sau:
Tiền lãi chậm trả = 300.000.000 đ x 0,83%/tháng x 03 tháng = 7.470.000 đồng.
Lãi suất quá hạn là gì?
Cũng như lãi chậm trả, lãi suất quá hạn hay còn gọi là tiền lãi quá hạn, cũng không có văn bản nào quy định cụ thể về khái niệm này.
Tuy nhiên, căn cứ theo quy định của pháp luật tại Điểm b khoản 5 Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015. Có thể hiểu, lãi quá hạn là khoản tiền lãi phát sinh trên khoản nợ gốc quá hạn chưa trả tương ứng với thời gian chậm trả (thời gian quá hạn), mà bên vay phải trả cho bên cho vay tính đến thời điểm trả nợ.
Trong đó, thời gian quá hạn là một khoảng thời gian được tính từ ngày hết hạn trả nợ đến ngày tính tiền trả nợ. Lãi quá hạn thường được áp dụng đối với các khoản vay tính có lãi.
Cách tính lãi suất quá hạn
Theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015 lãi suất quá hạn sẽ được xác định theo sự thỏa thuận giữa bên vay và bên cho vay. Tuy nhiên, trường hợp các bên không thỏa thuận được thì lãi suất quá hạn được tính bằng 150% (tương đương 1,5) lãi suất vay theo hợp đồng vay.
Công thức tính tiền lãi quá hạn = nợ gốc quá hạn chưa trả x lãi suất vay theo hợp đồng vay x 1,5 x thời gian chậm trả (thời gian quá hạn).
Ví dụ: Anh B cho anh D vay 100.000.000 đồng với lãi suất 1,5%/tháng. Thời hạn hợp đồng vay là 15 tháng, từ 01/04/2021 đến 01/07/2021. Đã quá hạn 4 tháng, D mới thanh toán gốc và lãi cho B. Nếu B, và D không thỏa thuận về lãi suất chậm trả, hay lãi quá hạn cụ thể thì anh D phải trả cho anh B các khoản tiền bao gồm:
– Nợ gốc: 100.000.000 đồng (100 triệu đồng).
– Lãi trên nợ gốc trong thời hạn hợp đồng vay: = 100.000.000 đồng x 15 tháng x 1,5%/tháng = 22.500.000 đồng.
– Lãi chậm trả = 100.000.000 đồng x 1,5% x 15 x 0,83% x 4 = 747.000 đồng.
– Lãi trên nợ gốc quá hạn (lãi quá hạn) = 100.000.000 đ x 1,5% x 4= 6.000.000 đồng.
Như vậy, dù là “lãi suất chậm trả” hay “lãi suất quá hạn” thì đây cũng là những khoản tiền lãi được phát sinh khi đến thời hạn trả nợ mà bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ khoản tiền vay. Có thể hiểu như là một sự bù đắp cho thiệt hại xảy ra với bên cho vay khi bên vay không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ theo đúng thỏa thuận.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào khoản vay này là khoản vay có lấy lãi hay không có lãi mà người vay nợ có thể phải trả thêm khoản lãi chậm trả (áp dụng trong trường hợp vay không có lãi) hoặc phải trả cả lãi chậm trả và lãi quá hạn (áp dụng đối với khoản vay có lãi) bên cạnh tiền nợ gốc.
>>> Tìm hiểu thêm: Dư nợ giảm dần là gì? Cách tính lãi suất giảm dần
Morman - Quản lý hợp đồng vay chặt chẽ, tính lãi suất nhanh chóng chính xác
Quản lý thủ công bằng sổ sách khiến việc tính toán nợ và lãi sẽ rất mất thời gian và công sức, hơn nữa cũng không đảm bảo độ chính xác, dễ xảy ra nhầm lẫn. Do đó, hiện nay để quản lý cho vay hiệu quả hơn nhiều chủ kinh doanh đã lựa chọn sử dụng phần mềm.
Phần mềm quản lý cho vay tài chính, cầm cố tài sản Morman là một công cụ giúp chủ cửa hàng quản lý các hợp đồng cho vay; tự động tính lãi suất cho từng hợp đồng, hiển thị bảng lịch sử đóng tiền lãi tùy biến nhanh chóng trong 1s. Chỉ cần bạn có thiết bị như điện thoại, máy tính, laptop có kết nối mạng là có thể quản lý cho vay, tính lãi mọi lúc, mọi nơi một cách dễ dàng và tiện lợi.
Bên cạnh đó, phần mềm cũng giúp tối ưu việc tìm kiếm thông tin nhanh chóng. Bạn chỉ cần thực hiện vài thao tác đơn giản là các thông tin cần tra cứu sẽ hiển thị rõ ràng trên màn hình.
Không chỉ vậy, nhằm hỗ trợ các chủ kinh doanh quản lý các khoản vay và chi phí phụ thu khác từ dịch vụ cho vay. Morman còn cung cấp tính năng hỗ trợ theo dõi các khoản phí khác một cách rõ ràng, chủ cửa hàng có thể thêm mới các khoản phí đó để theo dõi và quản lý
Với phần mềm quản lý cho vay, cầm đồ Morman việc quản lý cầm đồ và lên kế hoạch thu hồi nợ sẽ trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn bao giờ hết.
Những thông tin về lãi suất quá hạn được chia sẻ trong bài viết trên đây, hy vọng sẽ hữu ích với bạn. Mọi thắc mắc về phần mềm quản lý cho vay Morman, quý khách vui lòng liên hệ đến hotline: 090 328 5356 - (024) 6659 7982 để được hỗ trợ cụ thể nhất!